Dâu tằm có tác dụng gì? Khám phá công dụng bất ngờ của dâu tằm

Dâu tằm có tác dụng gì? Khám phá công dụng bất ngờ của dâu tằm

Với điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển, dâu tằm đã trở thành một trong những loại cây phổ biến nhất ở Việt Nam. Bên cạnh công dụng thường thấy nhất là nuôi tơ, dệt lụa thì các bộ phận của cây dâu tằm đều có các công dụng nhất định. Vậy dâu tằm có tác dụng gì? Cùng Sachiomega369 tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay.

Cây dâu tằm là cây gì?

Cây dâu tằm được biết đến với các tên gọi khác như cây dâu, cây tầm tang, cây mạy môn và có tên khoa học là Morus alba Lm. Thuộc loại cây gỗ nhỏ với chiều cao trung bình là 3m, thân và cành mềm, khi còn non cây sẽ có lông và trưởng thành sẽ có thân nhữ và màu xanh trắng. Lá dâu tằm mọc so le nhau, có mũi nhọn ở đầu và có chiều dài 5 – 10cm, rộng 4 – 8cm. Ở mép lá có răng cưa, lá có nhiều gân và có lông tơ rải rác trên gân lá. Mặt trên lá dâu tằm có màu lục xám hoặc lục sẫm, mặt dưới có màu lục nhạt hơn.

Hoa của cây dâu tằm là hoa đơn tính, không có cánh. Nếu hoa mọc thành bông có 4 lá đài và 4 nhị đối diện các lá đài thì đó là hoa đực, còn nếu hoa mọc thành bông có 4 lá đài, 1 noãn và bầu 1 ô thì là hoa cái. Quả dâu tằm có dạng bế hình cầu, có màu trắng xanh khi còn xanh và màu đỏ hồng hoặc tím đen khi đã chín. Quả có vị ngọt và hơi chua. Mùa sai quả thường rơi vào tháng 6 – 7 hàng năm.

Tìm hiểu về cây dâu tằm

Các thành phần dinh dưỡng có trong dâu tằm

  • Lá cây dâu tằm: chứa các axit amin tự do như phenylalanin, alanin, sarcosin, leucin, arginin, acid pipercholic,… Ngoài ra, lá dâu tằm còn chứa vitamin B1, C, D, protid, tanin và các axit hữu cơ như succinic, isobutyric, propionic,…
  • Cành dâu tằm: chứa các chất mulberrin, cyclomulberrin, dihydromorin, maclurin, mulberrochromene, morin và dihydrokaempferol.
  • Quả dâu tằm: khi tươi sẽ có 885 là nước, 9,4% carb, 0,4% chất béo, 1,7% chất xơ và 1,4% protein. Khi khô, quả dâu tằm sẽ có 14% chất xơ, 70% carb, 3% chất béo và 12% protein. Quả dâu tằm chứa nhiều loại vitamin khác nhau như E, C, B1, K1 và các khoáng chất như sắt và kali. Ngoài ra, trong quả dâu tằm còn có axit folic, axit folinicm và các hoạt chất chống oxy hóa như flavonoid, polyphenol và isoquercetin.

Cây dâu tằm chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Dâu tằm có tác dụng gì?

Hỗ trợ tiêu hóa: Hàm lượng lớn chất xơ có trong quả dâu tằm có khả năng cải thiện các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột như táo bón, đau thắt ruột, đầy hơi, chướng bụng,… Ngoài ra, chất xơ ở quả dâu tằm còn giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu từ đó tăng cường sức khỏe của tim.

Chống oxy hóa: Nguồn vitamin C tự nhiên từ dâu tằm chính là chất chống oxy hóa mạnh mẽ tăng cường đề kháng của cơ thể, giúp chống lại các tác hại do gốc tự do gây ra.

Làm đẹp da: Lá dâu tằm có chứa hoạt chất alpha – hydroxyl axit, là một hoạt chất có tác dụng làm đẹp da hiệu quả. Các chị em có thể uống nước lá dâu tằm hoặc sử dụng lá dâu tằm giã nát đắp lên mặt sẽ có tác dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ nám, tàn nhang và trẻ hóa làn da.

Ngăn ngừa ung thư: Trong quả dâu tằm có các hợp chất phytonutrient, polyphenolic, anthocyanins và vitamin A,… có tác dụng chống lại các gốc tự do có hại, từ đó phòng chống ung thư hiệu quả.

Kiểm soát đường huyết: Chất flavonoid có trong dâu tằm đã được chứng minh có công dụng hiệu quả trong việc điều chỉnh sự tăng hoặc giảm lượng đường trong cơ thể. Ngoài ra, quả dâu tằm có chứa nhiều thành phần hữu ích giúp kiểm soát mức đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Dâu tằm là một loại cây có nhiều công dụng

Vừa rồi là câu trả lời mà Sachiomega369 đưa ra cho câu hỏi “Dâu tằm có tác dụng gì?” Hy vọng qua bài viết, các bạn có thể hiểu rõ hơn về công dụng của cây dâu tằm đối với sức khỏe và làm đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay

SMS

Facebook

Zalo

Csss