5 tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe không phải ai cũng biết

5 tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe không phải ai cũng biết

Lá tía tô là một loại gia vị không thể quen thuộc hơn trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Bên cạnh công dụng chính để làm thực phẩm, lá tía tô còn có công dụng hữu hiệu trong việc chữa bệnh và làm đẹp không phải ai cũng biết. Hãy để Sachiomega369 giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của lá tía tô.

Tìm hiểu chung về lá tía tô

Tía tô là một loại cây thân thảo có tên khoa học là Perilla fructescens và thuộc họ Hoa môi. Cây tía tô thường có chiều cao từ 0,5 – 1m, được nuôi trồng và mọc quanh năm. Thân cây tía tô thẳng đứng, có lông nhỏ mềm. Lá tía tô có hình dạng trứng, có răng cưa lớn ở mép lá, trên bề mặt lá có lông mềm phủ đầy và mọc đối xứng nhau. Thông thường, lá tía tô sẽ có màu tím hoặc xanh tím. Cây tía tô được trồng ở các nước Đông Nam Á và trải dài sang Ấn Độ. Ở Việt Nam, người dân thường dùng lá tía tô làm gia vị để nấu nướng và làm thuốc chữa một vài bệnh.

Tác dụng của lá tía tô

Phân loại tía tô theo hình dáng và màu sắc:

  • Perilla frutescens var. Purpurascens: loại này lá sẽ có màu đỏ và mặt lá phẳng.
  • Perilla frutescens var. Crispa: loại này cũng có lá màu đỏ nhưng khác ở chỗ mặt lá xù xì, không bằng phẳng.
  • Perilla frutescens var. Viridis: loại này có lá màu xanh ở cả 2 mặt và mặt lá phẳng.
  • Perilla frutescens var. Viridi-crispa: loại này mặt lá xù xì và xanh ở 2 mặt lá.
  • Perilla frutescens var. discolor: lá loại này sẽ có màu xanh ở mặt trên và màu đỏ ở mặt dưới, bề mặt lá bằng phẳng.
  • Perilla frutescens var. Rosea: loại này lá cây có cả 2 màu xanh và đỏ hòa trộn vào nhau ở cả 2 mặt với mặt lá phẳng.

Tại Việt Nam, 2 loại tía tô mà chúng ta thường nhìn thấy nhất là:

  • Loại thứ nhất có bề mặt lá mỏng, màu tím nhạt và không quá thơm.
  • Loại thứ hai có màu tím đậm, mép lá quăn và rất thơm. Giá trị sử dụng của loại tía tô này cũng cao hơn loại thứ nhất.

Tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe

Giải cảm 

Bên cạnh việc nấu ăn, công dụng phổ biến nhất của lá tía tô được biết đến là giải cảm. Lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu, có tính ấm sẽ giúp giữ nhiệt cơ thể hiệu quả. Có 2 cách sử dụng lá tía tô để giải cảm:

  • Xông: Rửa sạch lá tía tô, hương nhu, ngải cứu và kinh giới và ngâm với nước muối. Sau đó cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và đun nhỏ lửa, khi nào nước sôi thì tắt bếp. Chùm kín chăn lên người và nồi nước đã đun, mở vung để hơi nước thoát ra. Xông trong khoảng 15 phút rồi nằm nghỉ sẽ đẩy lùi được cơn sốt.
  • Nấu cháo: nấu cháo như bình thường và cho thêm thịt nạc với lá tía tô, khi ăn cho thêm một ít lá thái chỉ để tăng hiệu quả giải cảm.

Cải thiện các bệnh về dạ dày

Trong lá tía tô có chứa chất tanin và glucosid có công dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo, ngăn ngừa sự gia tăng axit dạ dày và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Sử dụng lá tía tô ở dạng nước sắc có thể giúp những người bị đau dạ dày giảm đau và giảm dịch vị xuống mức bình thường đồng thời giúp người bệnh ăn ngon, ngủ tốt hơn.

Điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da và dị ứng

Các tình trạng như nổi mề đay, mẩn ngứa hoàn toàn có thể được chữa trị bởi lá tía tô. Nhờ các loại vitamin, khoáng chất và tinh dầu ở bên trong, lá tía tô có thể hoàn thành tốt việc điều trị các vấn đề bên ngoài của da như viêm da, nổi mề đay đồng thời hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và kháng khuẩn tốt.

Hơn nữa, lá tía tô cũng có khả năng làm giảm các triệu chứng của dị ứng như hắt hơi, ngứa, chảy mũi,… Bạn có thể kết hợp việc uống nước lá tía tô và lấy xác lá đã nấu thoa lên các nơi bị nổi mẩn để chữa trị. Các thành phần có trong lá tía tô như axit rosmarinic, luteolin, axit alpha-lineolic và quercetin sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn sự phát triển của histamine và làm giảm hàm lượng cytokine giúp giảm tình trạng dị ứng nhanh chóng.

Ngăn ngừa bệnh Gout

Có hai cách sử dụng lá tía tô dành cho những người bị bệnh Gout:

  • Ăn trực tiếp lá tía tô sống để chặn cơn đau.
  • Uống nước lá tía tô để làm giảm cơn đau nhanh chóng.

Nước lá tía tô có nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Tác dụng của lá tía tô trong làm đẹp

Trong lá tía tô có chứa một số chất có khả năng ức chế sự tổng hợp của melatonin và tyrosinase có tác dụng làm trắng da. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá tía tô để tẩy tế bào chết và làm mềm da, giảm thiểu các vết chai sạn trên da.

Không chỉ tốt cho da, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá tía tô để rửa mặt, gội đầu, súc miệng để mang lại hàm răng khỏe mạnh và hơi thở thơm mát.

Lá tía tô có công dụng làm đẹp hiệu quả

Mặc dù lá tía tô có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp, tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ càng để không bị lạm dụng và gây phản tác dụng. Đặc biệt, phụ nữ có thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô để phòng tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Sachiomega369 đã liệt kê ra 5 công dụng phổ biến nhất của lá tía tô đối với sức khỏe và làm đẹp. Hy vọng mỗi người có thể sử dụng lá tía tô đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay

SMS

Facebook

Zalo

Csss